Cách tránh chấn thương khi chơi golf dành cho golfer
monaseo 29 tháng 03, 2023
Golf là môn thể thao quý tộc và đẳng cấp, đòi hỏi golfer phải có sự kiên trì nếu muốn nâng cao trình độ. Để đạt được thành tích xuất sắc, golfer phải thường xuyên luyện tập nên việc gặp chấn thương trên sân golf là điều khó tránh khỏi. Ở bài viết hôm nay, SportGo sẽ mách nhỏ đến bạn cách tránh chấn thương khi chơi golf dành cho golfer cực kỳ hữu ích ngay sau đây.
Những chấn thương khi chơi golf mà các golfer thường gặp phải
Đau lưng khi chơi golf
Có thể bạn chưa biết, ước tính có khoảng gần 80% tổng số người sẽ bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, dĩ nhiên con số này sẽ tăng lên đối với những người chơi golf. Trong quá trình chơi golf, tần suất quay nhiều có thể gây áp lực lên cột sống và cơ.
Trên thực tế, golfer thường dành nhiều tiếng đồ hồ để cúi gập người và lặp đi lặp lại cùng một động tác hàng trăm lần nên dễ gây ra những căng thẳng nhỏ ở lưng và dẫn đến chấn thương nặng. Do đó, để hạn chế lưng không bị đau khi chơi golf, bạn hãy luyện tập thêm các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho lưng.
Đau đầu gối
Các golfer thường thực hiện động tác xoay hông đánh bóng nên đầu gối phải chịu lực căng rất lớn để giữ thăng bằng và dễ dẫn đến rách dây chằng. Đặc biệt đối với người bị viêm khớp càng dễ bị khớp gối hơn khiến sụn khớp bị bào mòn dần.
Chấn thương ở cổ tay
Khi đánh golf với các động tác lặp lại nhiều lần cùng tốc độ cao của cú xoay sẽ khiến cổ tay có nguy cơ bị chấn thương cao. Khi chơi golf, chấn thương cổ tay thường gặp là viêm gân, hoặc sưng gân. Để ngăn ngừa tình trạng chấn thương ở cổ tay, golfer hãy vận động cổ tay linh hoạt để nó làm quen với các động tác lúc thi đấu.
Viêm gân ở khuỷu tay
Khi đánh bóng golf với các động tác dứt khoát và lặp đi lặp lại sẽ khiến vùng gân bên trong bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí loại chấn thương này có thể gây nguy hiểm hơn nếu golfer chuyển động xoay người không đúng cách.
Do đó, khi nhận thấy bị viêm gân ở khuỷu tay, golfer đừng cố đánh bóng mà hãy tập trung nghỉ ngơi để gân bị thương được chữa lành và giảm viêm nhanh chóng.
Chấn thương bàn tay và các ngón tay
Những người chơi golf chắc không còn xa lạ gì với việc chấn thương ở bàn tay và ngón tay. Khi thực hiện cú đánh mạnh khiến các ngón tay dễ bị viêm gân, gãy, thậm chí biến dạng xương. Để tránh khỏi chấn thương này, bạn hãy học cách cầm bóng đúng cách và tránh đánh bóng trong thời gian dài.
Đau bàn chân và mắt cá
Chấn thương ở bàn chân sẽ xuất hiện ngay lập tức khi golfer mất thăng bằng bàn chân hoặc thực hiện cú swing sai kỹ thuật. Ngoài ra, việc thực hiện động tác sai cách còn dẫn đến tình trạng viêm gân mắt cá chân và phồng rộp chân.
Chấn thương vùng cổ
Chấn thương vùng cổ thường xuất hiện khá phổ biến ở những golfer mới khi họ chưa làm quen với thao tác vặn người nhiều lần. Chỉ sau một vài giờ vung gậy và đánh bóng, cơ cổ sẽ bị co thắt và đóng băng cổ ở vị trí đau. Để ngăn ngừa chấn thương vùng cổ, cách khởi động các cơ và nghỉ giải lao thường xuyên trong khi tập luyện là lời khuyên hữu ích nhất.
Chấn thương ở vùng hông
Để chơi golf thành thạo và chuyên nghiệp, đòi hỏi cơ hông phải linh hoạt và chịu được áp lực lớn. Bởi chỉ cần thực hiện hàng loạt các chuyển động xoay vặn người, nhưng cơ hông không chịu được tác động mạnh của các động tác kéo, uốn, cong, mở rộng,… sẽ dễ bị chấn thương. Do đó, trước khi chơi, bạn phải vận động cơ hông thường xuyên để tránh chấn thương khi chơi golf ngoài ý muốn.
Cách tránh chấn thương trên sân golf dành cho golfer
Có thể thấy, tất cả những người chơi golf, dù ở độ tuổi nào, thành thục hay mới chơi đều không tránh khỏi những chấn thương kể trên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn tránh khỏi những chấn thương khi chơi golf đó nếu thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Khởi động trước khi chơi
Không chỉ riêng golf mà bất cứ bộ môn nào cũng yêu cầu người chơi cần khởi động trước khi vào sân. Việc khởi động trước khi chơi golf ít nhất 10 phút được xem như hình thức thông báo tín hiệu để các cơ quan chuẩn bị. Khởi động với các bài tập giãn cơ sẽ giúp làm nóng cơ thể và cải thiện phạm vi chuyển động.
Trước khi golfer thực hiện cú swing hoặc chơi một vòng golf, bạn có thể thực hiện các bài khởi động như đi bộ nhanh, tập nhảy dây, duỗi bàn tay, cổ tay, cột sống, khuỷu tay, di chuyển các ngón tay liên tục,… Đừng quên tập đưa gậy đánh golf vài lần và tăng dần tốc độ vung gậy của bạn.
Điều chỉnh cú đánh phù hợp
Khi chơi golf, bạn sẽ dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể để thực hiện một cú đánh dứt khoát trong một chuyển động phức tạp và phối hợp. Để tránh khỏi chấn thương golf hãy:
- Điều chỉnh tư thế phù hợp với 2 bàn chân rộng bằng vai và hơi xoay ra ngoài, đầu gối hơi cong. Bạn hãy giữ cột sống tương đối thẳng và phần thân hơi nghiêng về phía trước. Tuyệt đối tránh khom người trước quả bóng có thể dẫn đến mỏi cổ và lưng.
- Thực hiện động tác thật nhịp nhàng: Để đạt được cú swing đẹp mắt đòi hỏi phải có lực truyền nhịp nhàng từ các nhóm cơ, mắt cá chân đến cổ tay. Do đó, bạn không nên phụ thuộc vào một bộ phần nào khi đánh bóng vì có thể dễ bị chấn thương hơn.
- Đừng đánh bóng quá đà: Bạn sẽ bị căng khớp nếu vung gậy quá nhanh hoặc quá mạnh. Hãy hít thở thật sâu và thực hiện cú xoay người dễ dàng và đẹp mắt. Hầu hết những golfer chuyên nghiệp đều có nhịp độ swing phù hợp và không khuyến khích đánh nhanh – thắng nhanh.
Bắt đầu chơi thật chậm rãi
Golfer nên bắt đầu các động tác chơi golf một cách chậm rãi và từ từ, sau khi quen dần mới tăng tốc độ. Bạn hãy bắt đầu bằng cách tập những cú xoay người cho thành thục vì nó rất hữu ích khi chơi golf.
Trong trường hợp cơ thể của bạn không sức để chống lại sự căng thẳng, việc luyện tập hàng loạt các cú swing lặp đi lặp lại sẽ gây hại rất lớn đối với các cơ quan trong cơ thể. Do đó, đừng nóng vội mà hãy nâng cao mức hoạt động mong muốn của bạn và tập trung vào hình thức phù hợp hơn dành cho thể trạng của mình.
Tập luyện để tăng cường cơ bắp
Golf mới không cần tập luyện cơ bắp căng phồng để đánh bóng đi đường dài. Chú ý tăng cường cơ bắp khỏe mạnh thì tốc độ gậy càng lớn và người chơi cũng ít bị thương hơn. Bạn hãy thực hiện các bài tập rèn luyện chủ yếu về sức mạnh và tập trung vào cân bằng cơ, đặc biệt là xung quanh vai.
Lựa chọn gậy và giày, phụ kiện phù hợp
Golfer khi chơi golf nên ưu tiên lựa chọn các bộ gậy golf chuyên dụng có kích thước và sức mạnh phù hợp với bản thân. Không chỉ gậy mà một đôi giày phù hợp cũng giúp người chơi tránh chấn thương hiệu quả. Chưa kể, một đôi giày vừa chân và êm ái sẽ giúp người chơi tự tin hơn và cải thiện kỹ thuật đánh bóng tốt.
Golfer cũng đừng quên trang bị những phụ kiện như mắt kính, mũ, tất, dụng cụ chống nắng,… khi chơi golf. Bởi nó không chỉ giúp tránh chấn thương nhỏ mà còn nâng tầm đẳng cấp của golfer.
Nhắc đến golf nhiều người thường dành những lời có cánh vì nó thể hiện cho sự đẳng cấp của giới thượng lưu. Hy vọng với những cách tránh chấn thương khi chơi golf dành cho golfer mà SportGo đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với những golfer mới muốn tìm hiểu về bộ môn này. Chúc bạn áp dụng thành công những hướng dẫn ở trên.
BLOG LIÊN QUAN