Top 5 Loại Cỏ Sân Golf Phổ Biến và Cách Phân Biệt Chuẩn Nhất
monaseo 08 tháng 09, 2023
Nhiều người nghĩ rằng cỏ sân Golf đều là cùng một loại, không có sự khác biệt nào. Thực tế, có rất nhiều loại cỏ và mỗi loại lại có đặc điểm riêng. Bài viết dưới đây, SportGo sẽ giới thiệu tới bạn Top 5 loại cỏ phổ biến và cách phân biệt chuẩn nhất.
Cỏ sân golf là cỏ gì?
Cỏ sân golf là loại cỏ đặc biệt được sử dụng cho việc xây dựng các sân chơi thể thao như sân bóng đá, sân bóng chày, sân chơi golf… Các loại cỏ này có xuất xứ từ phương Tây, không giống như loại cỏ dại mọc ven đường tại Việt Nam.
Cỏ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho sân chơi, đồng thời không dễ hư hại khi thường xuyên sử dụng để chơi thể thao. Đặc tính của các loại cỏ này cũng giúp nâng cao trải nghiệm của người chơi Golf. Trong trường hợp xảy ra va chạm trên sân chơi cũng hạn chế chấn thương cho Golfer. Đồng thời cỏ cũng sẽ giúp cho những đầu gậy golf được an toàn, không trầy xước khi đánh so với khi đánh trên mặt đất xi măng hay nhựa.
Các loại cỏ trên sân golf được sử dụng phổ biến
Hiện nay, trên thị trường thông dụng nhất là các loại cỏ sau: Bentgrass, Bermuda Grass, Perennial Ryegrass, Zoysia và Poa Annua Grass.
Cỏ Bentgrass
Bentgrass là một trong những loại cỏ có tính thẩm mỹ cao, độ bền ổn định. Chính vì vậy, cỏ Bentgrass được khá nhiều sân Golf tại Việt Nam sử dụng. Đây là loại cỏ thuộc họ hòa thảo, thân có sát mặt đất, phát triển lâu năm và khả năng phân nhánh mạnh.
Cỏ Bentgrass có màu xanh tươi, bề rộng của lá là 5mm, chiều dài từ 7cm đến 9cm. Cấu tạo của cỏ không chứa hạt, rất mịn, kiểu dáng cong cong. Cỏ Bentgrass có khả năng tái sinh mạnh, chịu giẫm đạp tốt, phòng ngừa được sâu bệnh. Đặc biệt thích hợp sinh trưởng với thời tiết nhiệt đới như ở Việt Nam.
Cỏ Bermuda Grass
Cỏ Bermuda Grass là một loại cỏ sân Golf sống trên cát, sở hữu hệ thống rễ rất chắc chắn. Loại cỏ này có cấu tạo rễ hình chân chim, thường dài khoảng 30cm, mọc thành từng khối. Chính vì vậy cỏ Bermuda Grass ít khi bị bong tróc trong quá trình tập luyện thể thao.
Lá cỏ Bermuda Grass dáng nhỏ, mịn, không gây cản trở khi bóng Golf lăn trên sân. Đây cũng là loại cỏ có khả năng chịu va đập cao, sinh trưởng phát triển tốt. Trên sân Golf, cỏ Bermuda Grass thường được cắt ngắn để thiết kế thành các vùng Greens và Fairways tốt nhất.
Khả năng chịu nhiệt của cỏ Bermuda Grass là 43 độ C, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của nhiều địa phương tại Việt Nam. Loại cỏ này cũng không kén đất trồng. Tuy nhiên, những sân Golf ở vùng có khí hậu lạnh không thích hợp sử dụng loại cỏ này.
Cỏ Perennial Ryegrass
Khác với cỏ Bermuda Grass, cỏ sân Golf Perennial Ryegrass đặc biệt phát triển tốt ở những địa phương khí hậu mát mẻ. Loại cỏ này sinh trưởng theo từng chùm, tạo thành từng mảng cỏ xanh phủ kín mặt sân. Cỏ Perennial Ryegrass dễ gieo trồng và chăm sóc, ít bị côn trùng cắn phá. Tuy nhiên, chăm sóc cỏ Perennial Ryegrass cần một lượng phân bón lớn nên chi phí bảo trì khá cao.
Cỏ Zoysia Grass
Cỏ Zoysia sinh trưởng thuận lợi ở những vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Loại cỏ này mọc sâu, bám chắc vào từng khối, phát triển theo từng khối tạo nên tấm thảo chắc chắn trên sân Golf.
Ưu điểm của cỏ Zoysia là dễ chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt trong khi chi phí bảo dưỡng thấp. Các sân Golf trong khu vực Đông Nam Á cũng khá ưa chuộng loại cỏ này. Tuy nhiên, cỏ Zoysia lại phát triển chậm hơn cỏ Bentgrass hay Bermudagrass.
Cỏ Poa Annua Grass
Cỏ Poa Annua Grass có bộ rễ khá nông, cần được chăm sóc cẩn thận mới sinh trưởng tốt. Loại cỏ này cũng không có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với những vùng ẩm thấp hoặc phải thường xuyên tưới tiêu để cung cấp nước. Do đó, cỏ Poa Annua Grass không quá được ưa chuộng tại Việt Nam. Loại cỏ này thường được dùng cho một số sân Golf quốc tế ở California.
Hướng dẫn cách trồng cỏ sân golf chi tiết
Các bước cơ bản để trồng cỏ như sau:
- Tiến hành khảo sát đất sân Golf: Bạn nên xem xét sân Golf đó thuộc loại đất gì. Mỗi loại đất khác nhau sẽ có cách trồng cỏ khác nhau.
- Lựa chọn giống cỏ: Đây cũng là một công đoạn rất quan trọng. Bạn nên chọn các loại cỏ có khả năng thích ứng tốt, dễ trồng và chăm sóc. Không nên chọn cỏ quá già vì chúng thường phát triển chậm hơn so với cỏ non.
- Làm sạch bề mặt sân Golf: Bạn cần làm sạch hết lớp cỏ dại trên mặt đất. Đồng thời hãy xới tơi đất lên khoảng 4cm – 5cm.
- Tăng chất dinh dưỡng cho đất sân Golf: Cung cấp đủ độ ẩm, bón phân… để đất có đủ dinh dưỡng giúp cỏ phát triển tốt nhất.
- Gieo hạt giống cỏ: Gieo hạt trực tiếp lên bề mặt sân đã chuẩn bị từ trước. Lưu ý trải đều các hạt giống, sau đó rải thêm một lớp trấu, mùn lên trên. Sau một thời gian hạt giống sẽ nảy mầm, cỏ mọc tốt sẽ phát triển trở thành sân Golf chất lượng.
Xem thêm: Quy trình thi công sân cỏ nhân tạo tiêu chuẩn 2023
Kỹ thuật chăm sóc, bảo dưỡng cỏ sân golf chuẩn nhất
Để cỏ phát triển tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn của sân chơi thể thao thì cần cung cấp đủ nước cho cây. Thông thường, sau khi gieo hạt bạn có thể tiến hành tưới nước 2 – 3 lần một tuần. Để cây phát triển tốt nhất thì có thể thiết kế hệ thống tưới nước cho toàn bộ bề mặt sân. Như vậy cũng sẽ hạn chế tình trạng tưới nước không đều, cỏ bị ngập úng.
Khi hạt giống đã lên và cỏ mọc được tầm 2 đến 3 lá thì có thể tiến hành bón thúc. Chu trình bón phân cho cỏ cơ bản có các thời điểm sau: sau khi trồng 5 ngày, sau khi trồng 15 ngày và sau khi trồng 30 ngày.
Khi cỏ đã phát triển tốt (khoảng sau 3 tháng) thì bạn cần cắt tỉa để bề mặt sân được đồng đều và đẹp hơn. Các sân Golf chuyên nghiệp sẽ sử dụng máy cắt cỏ để tiết kiệm công sức và thời gian. Nếu sân Golf tại nhà không quá rộng thì có thể cắt cỏ thủ công.
Phân biệt cỏ sân golf nhân tạo với cỏ tự nhiên?
Cỏ nhân tạo sân Golf và cỏ tự nhiên sân Golf có rất nhiều điểm khác nhau. Trong đó có một số điểm cơ bản giúp bạn dễ dàng phân biệt cỏ như:
- Tính thẩm mỹ: Cỏ nhân tạo luôn có ưu thế vượt trội hơn cỏ tự nhiên về màu sắc và kiểu dáng. Đặc biệt khi công nghệ sản xuất cỏ nhân tạo đang ngày càng phát triển như hiện nay. Nhưng nếu cỏ tự nhiên được chăm sóc tốt thì tính thẩm mỹ cho sân Golf cũng rất tốt.
- Độ bền: Đa số loại cỏ nhân tạo đều được làm bằng chất liệu cao cấp, có độ bền cao, thích ứng được với nhiều điều kiện thời tiết. Ngoài ra, cỏ nhân tạo không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc hay chi phí bảo dưỡng.
- Tính an toàn: Cả hai loại cỏ này đều có tính an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, cỏ tự nhiên sẽ có độ mềm mại hơn so với cỏ nhân tạo. Trong các môn thể thao ngoài trời như Golf thì cỏ tự nhiên cũng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người chơi.
- Kẻ vạch trên sân: Cỏ nhân tạo có độ bám sơn tốt hơn so với cỏ tự nhiên. Do đó nếu cần phân chia khu vực Golf thì cỏ nhân tạo có ưu thế hơn.
Trên đây là Top 5 loại cỏ sân Golf phổ biến bài viết đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có kiến thức cơ bản về cỏ sân Golf và có thể phân biết các loại cỏ này. Theo dõi Website để cập nhật những bài viết mới nhất về môn thể thao Golf.
BLOG LIÊN QUAN